Logo NDUN
Lên đầu trang
Thứ sáu, 29/03/2024 05:15


       Được sự đồng ý của Đảng uỷ, ban giám hiệu nhà trường, ngày 09 tháng 5 năm 2019 chi hội Điều dưỡng trường Đại học Điều dưỡng Nam Định long trọng tổ chức lễ kỷ niệm ngày quốc tế điều dưỡng 12-5 với mục đích tôn vinh những đóng góp to lớn của người điều dưỡng đối với người bệnh, ngành y tế và xã hội; động viên điều dưỡng yêu nghề, tự hào, tự tôn nghề nghiệp, tiếp tục học tập nâng cao chất lượng chăm sóc người bệnh; thu hút lớp trẻ vào nghề điều dưỡng. 

       Tham dự lễ kỷ niệm về phía khách mời quốc tế có TS. Karen Cotter và TS. Renee Jones - trường Đại học Điều dưỡng Baylor, Texas - Hoa Kỳ. Về phía trường Đại học Điều dưỡng Nam Định có TS. Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng; các đồng chí trong ban Giám hiệu, Thường vụ Đảng uỷ, Chủ tịch công đoàn, Bí thư Đoàn Thanh niên, Chủ tịch Hội Cựu chiến binh, Chủ tịch Hội chữ thập đỏ, Chủ tịch Hội Sinh viên, Chi hội trưởng chi hội Hộ sinh; và toàn thể hội viên Chi hội Điều dưỡng cùng đại diện các lớp sinh viên.  

 

TS. Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng nhà trường phát biểu tại buổi lễ

 

ThS. Đinh Thị Thu Hằng - Chi hội trưởng chi hội điều dưỡng trường Đại học Điều dưỡng Nam định ôn lại ý nghĩa lịch sử ngành Quốc tế Điều dưỡng

       Mở đầu buổi lễ ThS. Đinh Thị Thu Hằng - Chi hội trưởng chi hội điều dưỡng trường Đại học Điều dưỡng Nam định ôn lại ý nghĩa lịch sử ngành Quốc tế Điều dưỡng nhằm tôn vinh những Điều dưỡng viên ngày đêm thầm lặng, tận tụy với người bệnh, những người không thể thiếu được trong công tác chăm sóc sức khỏe cho người bệnh bởi ngoại trừ thời gian được các bác sĩ khám và kê đơn điều trị, hầu hết thời gian còn lại, điều dưỡng chính là người tiếp xúc với người bệnh, chăm sóc, phục vụ mọi nhu cầu của người bệnh, từ các kỹ thuật chuyên môn như trực tiếp hoặc phụ tiêm thuốc, cho uống thuốc, thay băng, giúp bệnh nhân hô hấp, ăn uống, bài tiết, vận động, duy trì thân nhiệt… cho đến việc là người chăm sóc sức khoẻ tinh thần cho người bệnh, giúp bệnh nhân làm quen với môi trường bệnh viện để an tâm điều trị, đưa đón bệnh nhân chuyển khoa, chuyển viện hoặc đi khám chuyên khoa … Có thể nói, thái độ, sự chuyên tâm và tận tuỵ của chính những người điều dưỡng là một yếu tố quyết định tạo nên chất lượng của một bệnh viện.

TS. Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng nhà trường chúc mừng lễ kỷ niệm và gửi lời chúc mừng tới các giảng viên đến từ Trường Đại học Baylor – Hoa kỳ và toàn thể các hội viên Chi hội Điều dưỡng cùng các em sinh viên của Nhà trường sức khỏe, lòng yêu nghề, say mê học tập, tận tụy lao động để góp phần xây dựng ngành Điều dưỡng ngày một phát triển.

 

       TS. Karen – giảng viên trường Đại học Baylor, Hoa Kỳ chia sẻ kinh nghiệm trong chăm sóc vết thương cho người bệnh

TS. Vũ Văn Thành - Phó Hiệu trưởng nhà trường tặng hoa TS. Karen Cotter và TS. Renee Jones - trường Đại học Điều dưỡng Baylor, Texas - Hoa Kỳ

       Tại buổi lễ các đồng chí chi hội viên chi hội điều dưỡng trình bày các báo cáo về công tác điều dưỡng. ThS Trần Thị Thu Hiền – giảng viên bộ môn điều dưỡng cơ sở cập nhật kiến thức về phòng, chẩn đoán  và xử trí phản vệ. ĐDCKI Nguyễn Thị Thu Hương – giảng viên bộ môn điều dưỡng cơ sở trình bày thực trạng kiến thức phòng tái phát sỏi tiết niệu của người bệnh sỏi tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018. Đ DCKI Nguyễn Thị Dung – Trung tâm thực hành tiền lâm safngtrinhf bày thực trạng mệt mỏi và một số yếu tố liên quan ở người bệnh suy thận mạn có lọc máu chu kỳ tại một số bệnh viện ở thành phố Nam Định.

ThS Trần Thị Thu Hiền – giảng viên bộ môn điều dưỡng cơ sở cập nhật kiến thức về phòng, chẩn đoán  và xử trí phản vệ

ĐDCKI Nguyễn Thị Thu Hương – giảng viên bộ môn điều dưỡng cơ sở trình bày thực trạng kiến thức phòng tái phát sỏi tiết niệu của người bệnh sỏi tiết niệu tại bệnh viện đa khoa tỉnh Nam Định năm 2018

      Buổi lễ kỷ niệm đã diễn ra thành công tốt đẹp, mang lại những kiến thức bổ ích, thiết thực cho các giảng viên điều dưỡng. Xin chúc tất cả các thầy cô sức khỏe, niềm vui, thành công trong nghề nghiệp. Xin tôn vinh và tri ân những người điều dưỡng, vì tấm lòng và đôi tay hết lòng chăm sóc cộng đồng.

 

Lịch sử ngành điều dưỡng đã xuất hiện vào khoảng thế kỉ thứ III khi mà  La Mã đặt ở mỗi thị trấn của một bệnh viện, trong mỗi bệnh viện có người hỗ trợ, giúp đỡ cho bác sĩ chăm sóc bệnh nhân. Trải qua nhiều giai đoạn lịch sử, đến giữa thế kỷ thứ 18 đầu thế kỷ thứ 19, cùng với những tiến bộ trong việc cải cách xã hội vai trò của người phụ nữ trong xã hội nói chung được cải thiện. Trong thời kỳ này, một phụ nữ người Anh đã được thế giới tôn kính và suy tôn là người sáng lập ra ngành điều dưỡng, đó là bà Florence Nightingale (1820 – 1910).  Bà đã vượt qua sự phản kháng của gia đình để vào học và làm việc tại bệnh viện tại Đức năm 1847. Sau đó bà học thêm ở Pháp vào năm 1853. Những năm 1854-1855, chiến tranh Crimea nổ ra, bà cùng 38 phụ nữ Anh khác được phái sang Thổ Nhĩ Kỳ để phục vụ các thương binh của quân đội Hoàng gia Anh. Tại đây bà đã đưa ra lý thuyết về khoa học vệ sinh trong các cơ sở y tế và sau hai năm bà đã làm giảm tỷ lệ chết của thương binh do nhiễm trùng từ 42% xuống còn 2%. Đêm đêm, Florence một mình cầm ngọn đèn dầu đi chăm sóc thương binh, đã để lại hình tượng người phụ nữ với cây đèn trong trí nhớ những người thương binh hồi đó.

Chiến tranh chưa kết thúc, Florence đã phải trở lại nước Anh. Sự căng thẳng của những ngày ở mặt trận đã làm cho bà mất khả năng làm việc. Bà được dân chúng và những người lính Anh tặng món quà 50.000 bảng Anh để chăm sóc sức khoẻ. Vì sức khoẻ không cho phép tiếp tục làm việc ở bệnh viện, năm 1860, Florence mở ra Florence Nightingale Nurses - Trường y tá đầu tiên ở Luân Đôn. Sự kiện này là tiền đề cho sự thành lập của rất nhiều trường học sau đó. Điều này giúp cho y tá – điều dưỡng có nhiều cơ hội học tập và trải nghiệm thực tế. Đồng thời tạo điều kiện cho ngành điều dưỡng phát triển rực rỡ tại châu Âu. Trường điều dưỡng Nightingale đã đặt nền tảng cho hệ thống đào tạo điều dưỡng ở Anh và nhiều nước trên thế giới.

Để tưởng nhớ công lao của bà Florence Nightingale – người có công sáng lập ngành Điều dưỡng và khẳng định quyết tâm tiếp tục sự nghiệp mà bà đã đóng góp, ngày 12/5/1893,  Hội điều dưỡng thế giới đã quyết định lấy là ngày sinh của bà Florence Nightingale làm ngày quốc tế điều dưỡng.

       Ở Việt Nam, những năm cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX, người Pháp cho xây dựng nhiều bệnh viện tại Việt Nam. Năm 1901, lớp điều dưỡng điều trị bệnh phong và bệnh tâm thần đầu tiên được mở tại bệnh viên Chợ quán. Sau đó, các lớp học điều dưỡng được mở ra tại các bệnh viện với chương trình đào tạo thiếu bài bản, sơ khai. Trải qua các cuộc kháng chiến, vài trò của người điều dưỡng trong việc chăm sóc ngày càng được khẳng định, song việc đào tạo điều dưỡng còn nhiều khó khăn, hạn chế. Từ sau năm 1975, Bộ trưởng Bộ Y tế thống nhất chỉ đạo công tác điều dưỡng tại 2 miền. Năm 1985, Bộ Y tế mở khóa đào tạo đại học điều dưỡng đầu tiên tại Việt Nam, đánh dấu mốc lịch sử quan trọng trong đào tạo điều dưỡng nước ta, coi ngành điều dưỡng là một ngành độc lập, riêng biệt trong hệ thống y tế. Năm 1990, Bộ Y tế ra quyết định thành lập phòng điều dưỡng tại các bệnh viện có trên 150 giường bệnh. Sau đó không lâu, Hội Điều dưỡng Việt Nam ra đời. 

 

Tin liên quan