Logo NDUN
Lên đầu trang
Thứ sáu, 26/04/2024 02:22


       Ngày 11/6/2018 tại trụ sở BộY tế, PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ Y tế đã có cuộc trả lời phỏng vấn Trung tâm Phát thanh truyền hình quân đội về mô hình “Quân-Dân y kết hợp” của Bộ Y tế. Sau đây là nội cuộc phỏng vấn.

       Phóng viên: Kính thưa đồng chí, mô hình “Quân-Dân y kết hợp” là mô hình được Bộ Y tế và Bộ Quốc phòng phối hợp xây dựng và triển khai. Đồng chí đánh giá như thế nào về hiệu quả từ mô hình này ?

12.06.2018 PV TT Tuấn ảnh 1.jpg
 

PGS.TS. Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ Y tế trả lời phỏng vấn Trung tâm Phát thanh truyền hình quân đội 

 

PGS.TS Phạm Lê Tuấn, Thứ trưởng Bộ Y tế, Chỉ huy trưởng Ban Chỉ huy quân sự Bộ Y tế:

Kính thưa các đồng chí và các bạn đồng nghiệp!

Kết hợp quân-dân y (KHQDY) được hành thành ngay từ những ngày đầu của cách mạng Việt Nam, trải qua hơn 70 năm qua đã có những bước phát triển với mục tiêu cơ bản, xuyên suốt là :”Bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe nhân dân, bộ đội và xây dựng nền quốc phòng toàn dân”.

1. Về các mô hình KHQDY đã triển khai:

Kết hợp quân-dân y (KHQDY) được tổ chức theo từng vùng lãnh thổ hoặc theo từng nhiệm vụ, trên cơ sở tổ chức, lực lượng sẵn có của lực lượng quân y, dân y để hỗ trợ lẫn nhau trong thực hiện các nhiệm vụ của ngành y tế (không phát sinh tổ chức, biên chế).

Tham mưu cho lãnh đạo các cấp là Ban quân dân y: cấp Bộ, cấp Quân khu, cấp tỉnh/thành phố và ở một số huyện, xã trọng điểm quốc phòng an ninh; gồm các cán bộ ngành y tế (quân y, dân y) trên địa bàn; có sự phối hợp giúp đỡ của các cơ quan quân sự các cấp (quân lực, cán bộ, dân quân tự vệ).

Trên lĩnh vực khám bệnh, chữa bệnh, tổ chức các mô hình lồng ghép như bệnh viện QDY, bệnh xá QDY, Trạm y tế QDY, Phòng khám QDY (áp dụng với Biên phòng) và các đội cơ động cấp cứu ngoại viện.

Trên lĩnh vực y tế dự phòng, tổ chức các đội cơ động phòng chống dịch, đội cơ động phòng chống sinh học.

2.  Nhiệm vụ của chương trình KHQDY:

2.1. Xây dựng mạng lưới y tế cơ sở, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh môi trường và thực hiện các chương trình mục tiêu y tế - dân số;

2. 2. Tổ chức khám bệnh, chữa bệnh cho nhân dân, bộ đội; chuyển giao kỹ thuật; phối hợp nghiên cứu, triển khai các kỹ thuật cao ngang tầm khu vực, thế giới; phối hợp cứu chữa trong thiên tai và tìm kiếm cứu nạn;

2. 3. Thực hiện các nhiệm vụ quốc phòng quân sự, y tế quân sự địa phương; xây dựng kế hoạch bảo đảm năm đầu chiến tranh (Kế hoạch “B”); xây dựng lực lượng dự bị động viên, lực lượng huy động ngành y tế; huấn luyện về y tế cho dân quân tự vệ; tuyển quân, tuyển sinh quân sự;

2. 4. Đào tạo, nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực ở các tuyến;

2. 5. Thực hiện công tác dân vận ở những khu vực trọng điểm quốc phòng an ninh thông qua các đợt khám sức khỏe, cấp thuốc miễn phí cho các đối tượng chính sách, người nghèo, đồng bào dân tộc.

3. Những thành tựu đã đạt được:

3.1. Phát huy được sức mạnh tổng hợp của cả quân y và dân y trong việc củng cố y tế cơ sở ở vùng sâu, vùng xa, vùng cao biên giới, biển, đảo;

3.2. Tạo nên mạng lưới khám chữa bệnh và phòng chống dịch bệnh rộng khắp, góp phần tích cực vào việc chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân, bộ đội; xây dựng tiềm lực y tế quốc phòng  trong khu vực phòng thủ tỉnh, thành phố:

3.3. Là giải pháp hiệu quả đáp ứng kịp thời cho các tình huống đột xuất về phòng chống dịch bệnh truyền nhiễm; tham gia phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn về mặt y tế.

3.4. Xây dựng một lực lượng dự bị động viên, lực lượng huy động, dân quân tự vệ ngành y tế hùng hậu, sẵn sàng ứng phó với các tình huống khẩn cấp, chiến tranh và triển khai có hiệu quả công tác y tế quân sự địa phương.

3.5. Đào tạo và nghiên cứu khoa học đã góp phần quan trọng vào việc bổ sung nhân lực cho Ngành Y tế Việt Nam, nhất là tuyến y tế cơ sở.

3.6. Góp phần tích cực thực hiện nhiệm vụ dân vận của Đảng, nhất là ở vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm quốc phòng - an ninh.

4. Kết luận:

4.1. Kết hợp quân-dân y là một quan điểm chỉ đạo hết sức đúng đắn của Đảng và nhiều năm qua đã nhận được sự quan tâm đầu tư của Chính phủ, lãnh đạo Bộ Y tế và Thủ trưởng Bộ quốc phòng, sự ủng hộ của chính quyền các địa phương.

4.2. Kết hợp quân-dân y là một mô hình đặc thù, truyền thống của Ngành Y tế Việt Nam, mang lại một hiệu quả to lớn trên lĩnh vực chăm sóc, bảo vệ, nâng cao sức khỏe cho nhân dân, bộ đội, góp phần xây dựng khu vực phòng thủ, tạo nên thế trận chiến tranh nhân dân vững chắc.

4.3. Để thực hiện có hiệu quả chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình hiện nay, về lĩnh vực y tế, cần nghiên cứu và rút ra những lý luận về mô hình kết hợp quân-dân y để bổ sung vào lý luận chiến tranh nhân dân của Đảng./.  

Các Văn bản liên quan

1. Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết 46-NQ/TW ngày 23/2/2005 về công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, trong đó đã nêu rõ giải pháp :“Kết hợp quân y và dân y trong bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân và các lực lượng vũ trang,nhất là ở các vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo...; chủ động phòng, chống, giảm nhẹ và khắc phục hậu quả các tình huống khẩn cấp như dịch bệnh, thảm họa, thiên tai... Đưa chương trình kết hợp quân, dân y thành một nội dung của chương trình mục tiêu y tế quốc gia.”.

2. Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành trung ương khóa XII về tăng cường công tác bảo vệ, chăm sóc và nâng cao sức khỏe nhân dân trong tình hình mới, đã nêu quan điểm chỉ đạo :”...gắn kết quân y và dân y...” và trong giải pháp đã nêu:”...đẩy mạnh kết hợp quân dân y, y tế ở vùng biên giới, hải đảo...”.

3. Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 25/2004/CT-TTg ngày 29/6/2004 về tăng cường công tác KHQDY chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân và bộ đội trong tình hình mới.

4. Hiện nay, Bộ Y tế phối hợp với Bộ Quốc phòng dự thảo xong và đã trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Nghị định về công tác kết hợp quân dân y. 


       Theo Bộ Y tế

Tin liên quan